Cần Thơ: TS. Bùi Hữu Dược triển khai về Luật Tín ngưỡng Tôn giáo và các vấn đề liên quan cho 19 tỉnh thành khu vực miền Đông và Tây Nam Bộ

17/11/2019

Sáng ngày 16/11/2019, tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (Tp.Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ), Tiến sĩ Bùi Hữu Dược – Vụ Trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính Phủ có buổi chia sẻ với CTĐ của các Phân Ban thuộc Ban Hướng Dẫn Phật tử Trung Ương và 1000 Phật tử tham dự chương trình “Khóa Bồi dưỡng và khóa tu chuyên ngành Hướng dẫn Phật tử khu vực Miền Đông và Tây Nam Bộ”.

Trải qua gần 1 tiếng đồng hồ, Tiến sĩ đã nêu bậc những vấn đề liên quan đến nội dung Luật của Nhà Nước đối với Tín NgưỡngTôn giáo, mà Việt Nam là một trong những quốc gia sớm xây dựng Bộ Luật riêng về Tín ngưỡng Tôn giáo.

Tiến sĩ Bùi Hữu Dược đã nêu những quy định cụ thể, những điều Tôn giáo được làm và không nên làm, điều nào nên tránh để nắm rõ đồng thời còn hướng dẫn người dân biết thêm về Tôn giáo. Hiện nay, Luật pháp Việt Nam đã có các bộ luật về các nội dung như: Luật Giáo dục, Luật Văn hóa, Luật Y tế, Luật Nông nghiệp, Luật Dân sự, Luật Hình sự… Sự cần thiết các Bộ Luật ra đời, trong đó có Luật Tín ngưỡng Tôn giáo nhằm đáp ứng kịp thời cho việc bảo vệ tín ngưỡng và quyền hạn thiết thực, phạm vi ứng dụng, tránh sự xâm phạm và xung đột lẫn nhau giữa các Tôn giáo. Những thuận lợi điển hình như mối quan hệ đoàn kết tôn giáo giữa các Tôn giáo trong một Quốc gia và  khi chúng ta có Bộ Luật thì tiện lợi cho giao lưu quan hệ Tôn giáo với Việt Nam và các nước trên thế giới.

Việt Nam là một đất nước đa Tôn giáo có 16 Tôn giáo và những Tôn giáo có nhiều tổ chức. Ví dụ như  Cao Đài: 11 tổ chức, Tin Lành: 9 tổ chức… Và Tôn giáo nào cũng muốn mở rộng hoạt động và đông tín đồ, nếu không có Luật Tín ngưỡng Tôn giáo thì khó tránh sự đụng chạm các Tôn giáo với nhau.

Qua đó, Tiến sĩ Hữu Dược đã kể chuyện lịch sử về Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung với những bài học về lòng hiếu thảo, Chử Đồng Tử lấy lòng nhân hậu, đức hạnh đối xử với người dân, Hai Bà Trưng đấu tranh với tinh thần dân tộc, tự chủ tự cường dân tộc và tinh thần yêu nước nồng nàn. Lý Bí đặt tên chùa là chùa Khai Quốc, chọn tên mang đậm nét đẹp văn hóa Phật giáo đặt cho tên ngôi chùa; Đinh Tiên Hoàng dựng nghiệp, lập nghiệp đế bằng hình ảnh một vị Hoàng Đế tiêu biểu vị hộ quốc an dân, kính trọng hiền tài, giữ vững biên cương với vai trò ý nghĩa, trọng trách lớn đối với đất nước.

Trải qua kinh nghiệm truyền thống “dựng nước và giữ nước của dân tộc” của bậc tiền nhân cho thấy từ Nhà Đinh, Nhà Tiền Lê, Nhà Lý, Nhà Trần, một dân tộc biết ứng dụng Đạo Phật thì đất nước giữ vững và đời sống nhân dân an cư lạc nghiệp. Vị Vua Lý Công Uẩn đã để lại nhiều bài học cao quý cho con cháu mai sau về sự nghiệp xây dựng đất nước muôn đời con cháu mai sau. Để đáp ứng nhu cầu của đời sống tâm linh, nhu cầu về Tôn giáo tín ngưỡng của tầng lớp quý tộc đến với người dân nên Lý Thái Tổ cho xây dựng hàng loạt chùa chiền, đúc chuông, thỉnh kinh và độ Tăng xuất gia tu học theo Phật pháp giáo dục đạo đức cho dân.

Thời nhà Lý tới nhà Trần, Phật giáo thể hiện rõ nét; Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhận xét đầy chánh kiến: “Đa số trình độ dân trí đều là nông phu, đều là lính thì làm sao có điều kiện tìm đến Phật giáo thì sao đất nước có thể cường thịnh”. Do vậy, Ngài đã đi hoằng hóa trong dân gian để giảng giải về thập thiện nghiệp như  kính nhau, lễ phép, lành làm lánh dữ, tinh thần Phật giáo tạo nên sức mạnh tập thể của lòng đoàn kết, tinh thần vượt khó.

Qua những lời chia sẻ, Bùi Hữu Dược kính mong Ban HDPTTƯ giúp đỡ để mỗi người trở thành tấm gương chân chánh, thời Đinh, Trần- Lý, thời nào cũng có vấn đề hộ pháp an dân; làm thế nào phát huy truyền thống Phật giáo. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Quan hệ Quốc tế ngày càng mở rộng, việc phát triển xã hội qua tư tưởng chú trọng nền hòa bình giữ vững, xây dựng một xã hội có nền đạo đức trong sáng. Nền tảng giáo lý Phật giáo luôn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, khi con người hiểu giá trị của nhân quả, không có sự phân biệt sắc tộc, màu da, giàu nghèo… chỉ có thiện lành mới xây dựng một xã hội thiện lành, giúp cho nhau cùng hoàn thiện nhân cách lối sống đẹp; trong bối cảnh toàn cầu quá, xây dựng  nền tảng đạo đức gắn liền Phật giáo và  xây dựng đời sống xã hội lành mạnh.

Tóm lại, bằng những hành động, lời nói tích cực, CTĐ và Phật tử phải có định hướng tới việc xây dựng hình ảnh đẹp, tốt lành, giúp mọi người hướng tới Luật nhân quả để làm nền tảng; xây dựng những gì thiện lành và mong muốn Đạo Phật luôn có những con người gương mẫu, đi đầu, hướng dẫn được nhiều người cùng hướng tới hoạt động tích cực và có hiệu quả tốt hơn.

Trí Định- Hoa Hương

 

Thiết kế website - phongmy.vn