Tầm quan trọng và nội dung chủ yếu trong Kinh Lăng Già

22/09/2019

Tầm quan trọng:

Kinh chủ yếu của Thiền tông theo trường phái Bodhidharma (Tk. 5 Đến vị Tổ Sư Thiền thứ 5 – Hoàng Mai). Pháp tu tiệm ngộ của Thiền sư Thần Tú (606?-706) và đốn ngộ của Huệ Năng (638-713) cũng đang chịu ảnh hưởng của Kinh này. Thiền tông thời này còn gọi là Lăng già tông.

Đạo Tuyên (596-667) trong Tục cao Tăng truyện : Thiền sư Bodhidharma mang Kinh Lăng già gồm 4 cuộn, trao Ngài Huệ Khả (487? -593) rồi nói: “Khi ta nghiên cứu về Trung Quốc chỉ mang theo Kinh này. Nếu hành trì theo Kinh này, con sẽ vượt qua ba cõi”.

Ảnh hưởng đến: Thiền Tông-Du Già Tông, Hoa Nghiêm Tông, Duy Thức, Duy Tâm, Tâm lý học Phật giáo…

Nội dung chủ yếu:

Đảo Lăng Già là một hải đảo rất xa xôi, đường đến đó rất khó khăn chỉ có Đức Phật và những vị Thánh đệ tử mới vào đó được. Do đó, chúng hội của Kinh Lăng Già nhằm biểu thị cho thế giới tâm linh thuần tịnh giữa biển thức lao xao. Thính chúng được tham dự là những vị Bồ Tát đã an trú thanh tịnh tâm và được nghe Đức Phật giảng về giáo lý Như Lai Tàng (chủng tử nghiệp thức) biểu thị cho gió ngoại cảnh đã ngưng thổi, sóng nghiệp thức ngừng lao xao, biển cả tâm linh lắng đọng, trăng tuệ giác vô thường rực chiếu, mọi hiện hữu được nhìn thấy toàn chân, ngay nơi này Thức lập tức biến thành Trí.

Kinh Lăng Già là một bộ Kinh rất quan trọng của Đại Thừa Phật giáo, bao gồm nhiều nội dung khác nhau, sau đây là tóm tắt các nội dung chính:

Tương tác giữa Tâm-Ý-Thức-Cảnh

Duy Thức và chuyển thức thành trí

Phá kiến chấp ngoại đạo

Trừ Vọng tưởng, chấp thủ, Ngã- Pháp chấp

Không, bất nhị, A Lại Da & Như Lai Tạng Tự chứng tự nội,Thiền định ngoại đạo và thiền định Phật giáo, Ăn chay.

Bốn Thánh Quả-Bồ Tát- Như Lai

Con đường giải thoát: Niết Bàn, Pháp Thân

Vạn pháp đều như huyễn

Xa lìa tâm và thức

Trí không chấp có, không

Hưng khởi tâm đại bi

Hoa Hương -Nguyên Minh (sưu tầm)

Thiết kế website - phongmy.vn